357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocnhat.com

Hướng dẫn đăng ký điện thoại

Mục lục bài viết

    Những giấy tờ cần thiết

    Sim điện thoại ở Nhật Bản rất quan trọng vì nó gắn liền với giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ ngoại kiều, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm) của bạn. Đối với người nước ngoài ở Nhật, bạn cần những giấy tờ sau:

    • Hộ chiếu
    • Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú, đây là tấm thẻ cứng bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)
    • Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (họ sẽ trừ tiền tự động vào thẻ của bạn hàng tháng)
    • Tuy nhiên nếu bạn chưa có thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, bạn có thể đăng kí trả bằng tiền mặt, hàng tháng hóa đơn sẽ được gửi đến nhà bạn và bạn phải ra đại lý nhà mạng hoặc combini (cửa hàng tiện lợi) gần nhất để trả tiền. Mình thấy cách này đối với bạn hơi bất tiện, bạn nên chờ đăng kí thẻ ngân hàng xong rồi mới nên đi làm điện thoại.
    Thẻ-ngoại-kiều
    Thẻ lưu trú

    Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng

    Ở Nhật Bản có 3 nhà mạng lớn nhất trong ngành viễn thông là Docomo, AU và Softbank. Ngoài ra còn rất nhiều nhà mạng con nhưng hôm nay mình chỉ đề cập đến 3 nhà mạng được sử dụng nhiều nhất.
    Khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:
    – Giá cước 
    – Chất lượng đường truyền (vấn đề này mình nghĩ không quan trọng lắm, vì 3 nhà mạng này rất lớn, phủ sóng cả ở trên núi luôn)
    – Các chương trình khuyến mãi (bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí, bạn có thể đăng kí được điện thoại 0 đồng nếu chọn đúng thời điểm)
    – Nhãn hiệu điện thoại được phân phối. Điện thoại của nhà mạng nào chỉ dùng được sim của nhà mạng đó, trừ khi bạn unlock máy.

    Các nhà mạng ở Nhật Bản

    Các nhà mạng ở Nhật Bản 

    Những điều lưu ý khi chọn gói cước 

    Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

    • Tiền cước cố định hàng tháng
    • Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
    • Tiền cước sử dụng mạng Internet (lưu lượng Internet bạn muốn sử dụng)
    • Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
    • Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)​

    Trừ nhà mạng Docomo ra thì hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, vì vậy tiền cước phát sinh gọi điện nhắn tin cũng sẽ rất ít.

    lưu ý khi chọn gói cước tại Nhật

    Lưu ý khi chọn gói cước tại Nhật

    Chuyển mạng và cắt hợp đồng

    Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi.
    Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng cuối hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.

    Khi chưa đủ thời gian 2 năm hợp đồng mà bạn muốn chuyển mạng hoặc hủy, đối với nhà mạng cũ bạn sẽ phải chịu phạt một số tiền khá lớn (từ 1 đến hơn 2 man) đồng thời bạn vào danh sách đen không thể đăng kí điện thoại lần sau. Còn đối với nhà mạng mới có thể bạn sẽ được hưởng khuyến mãi khi chuyển qua dùng mạng của họ.

    Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:
    a. Khuyến mãi dành cho sinh viên bị hết hạn: Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”

    Lưu ý khi chuyển mạng và cắt hợp đồng

    Lưu ý khi chuyển mạng và cắt hợp đồng


    b. Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định quay lại Nhật: Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

    c. Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết: Bạn muốn chuyển qua một nhà mạng khác để hưởng khuyến mãi.

    Một mẫu gói cước cơ bản

    Giả sử bạn đăng ký điện thoại mới của nhà mạng Docomo và đang có khuyến mãi Iphone 6S free (0 đồng). Thì bạn sẽ phải trả những khoản sau:

    • Tiền cước nghe, gọi: ~ 3000 Yen (từ 1:00 > 21:00 miễn phí gọi , nhắn tin nội mạng , quá thời gian đó + 21 yen cho mỗi 30 giây)
    • 4G/ LTE Plan: ~ 3000 Yen (tùy theo số lượng GB bạn muốn dùng giá sẽ thay đổi)
    • iPhone 6s 16 GB free: + 366 Yen (bảo hành của apple)
    • Khuyến mại giảm giá đối với hợp đồng 2 năm: – 3550 Yen (vậy là không mất tiền máy)
    • Dịch vụ phát sinh: +400 Yen
    • Như vậy một gói cước cơ bản không mất tiền máy bạn sẽ tốn khoảng ~7000 yên/tháng. Khá cao phải không 

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat