357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 info@duhocnhat.com

Lưu ý khi ký hợp đồng thuê phòng

Mục lục bài viết

    Điều cần chú ý khi kí hợp đồng thuê phòng

    • Trong hợp đồng thuê nhà đều đã có ghi sẵn những nội dung cần thiết. Khi thuê nhà của tư nhân, hợp đồng sẽ được kí giữa chủ nhà và người thuê
    • Thông thường, sẽ có khoảng 2 đến 3 bản hợp đồng, chủ nhà, người thuê và người bảo lãnh lần lượt kí tên đóng dấu và mỗi người sẽ giữ 1 bản.
    • Nội dung hợp đồng thường do chủ nhà soạn sẵn. Ngoài ra, cũng có trường hợp công ty bất động sản sẽ đứng ra soạn thay chủ nhà.
    • Hợp đồng sẽ là căn cứ cho việc đã trả trước bao nhiêu tiền đặt cọc cũng như những nội dung thuê hay thời gian thuê nên hãy cất giữ cẩn thận cho đến khi kết thúc hợp đồng.

    hợp đồng thuê nhà tại Nhật Bản

    Chú ý khi kí hợp đồng thuê phòng tại Nhật

    Những hiểu biết và từ trường chuyên môn khi kí hợp đồng

    • Tiền thuê nhà: Là tiền thuê hàng tháng. Thông thường đến cuối tháng bạn sẽ phải trả tiền cho tháng tiếp theo. Đối với những căn hộ do công ty bất động sản quản lý, có trường hợp sẽ bị yêu cầu đóng thêm khoảng 10% nếu như chậm đóng tiền 1 tuần.
    • Tiền đặt cọc: Là khoản tiền đặt cho chủ nhà để đảm bảo về những hư hỏng của phòng cũng như khi chậm nộp tiền hàng tháng, thông thường là 1 đến 2 tháng tiền nhà. Khi bạn trả lại phòng, chủ nhà sẽ dùng tiền này thuê người sửa chữa, dọn dẹp lại phòng, số tiền thừa còn lại sẽ được trả lại cho bạn.
    • Tiền lễ: Là khoản tiền trả đứt cho chủ nhà, thông thường là 1 đến 2 tháng tiền nhà. Khác với tiền đặt cọc, khoản tiền này sẽ không được trả lại khi chuyển đi.
    • Phí quản lý: Chi phí hàng tháng cho việc duy trì quản lý, dọn dẹp hay các khoản phí điện nước ở những khu vực chung như nhà vệ sinh, hành lang, cầu thang.
    • Phí môi giới: Là khoản phí trả cho công ty bất động sản, thông thường là 1 tháng tiền nhà.

    Chi phí thuê nhà tại Nhật Bản - cách nào để tiết kiệm tối đa

    Chi phí thuê nhà sẽ khác nhau tùy vào hình thức nhà cho thuê

    Hãy kí hợp đồng sau khi đã hiểu rõ nội dung

    Việc rất khó để hiểu rõ những từ ngữ trường chuyên môn liên quan đến pháp luật thì ở quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên khi kí tên đóng dấu lên hợp đồng thì đã coi như là có hiệu lực trước pháp luật, vì vậy hãy kí tên đóng dấu sau khi đã hiểu rõ nội dung hợp đồng. Hãy xác nhận lại những điểm còn chưa hiểu rõ với người phụ trách du học sinh của nhà trường hoặc sempai đã thông thạo cuộc sống tại Nhật.

    Thời hạn hợp đồng

    Thời hạn của hợp đồng thường kéo dài khoảng 2 năm. Bạn hãy đọc kĩ những điều khoản về việc kéo dài thời hạn hợp đồng cũng như chi phí kèm theo.

    Không được cho người khác thuê lại nhà hay rủ người khác đến ở cùng khi không có sự cho phép của chủ nhà

    • Ở Nhật, những nhà cho thuê của tư nhân không cho phép người không kí hợp đồng đến ở cùng. Đây là 1 đặc thù sinh hoạt của Nhật khác với các nước khác. Trường hợp muốn sống 2 người, hãy nói điều đó với công ty bất động sản hoặc chủ nhà ngay từ đầu.
    • Khi muốn cho người thân hay bạn bè ở cùng phòng, dù là thời gian ngắn thì cũng phải xin phép và nhận được sự đồng ý của chủ nhà. Những vấn đề nảy sinh khi cho người nước ngoài thuê nhà phần lớn là đến từ việc cho người ngoài vào ở cùng.

    không rủ người khác đến ở cùng khi không có sự cho phép của chủ nhà

    Không rủ người khác đến ở cùng khi không có sự cho phép của chủ nhà

    Không cải tạo lại phòng mà không được sự cho phép của chủ nhà 

    Bạn sẽ không được cải tạo lại căn phòng đã thuê nếu không được chủ nhà cho phép. Nếu có điểm bất tiện muốn thay đổi thì hãy bàn bạc trước với chủ nhà.

    Những điều cần lưu ý về việc chuyển đi

    • Thời gian cần thông cáo trước về việc chuyển đi được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường là phải báo cho chủ nhà trước 1 tháng. Trường hợp thông báo gấp thì cho dù không ở nữa cũng sẽ phải trả 1 tháng tiền nhà.
    • Theo nguyên tắc bạn sẽ phải đưa căn phòng về nguyên trạng ban đầu khi trả phòng cho chủ nhà. Hãy vứt những vật dụng không cần thiết đúng cách. Nếu bạn chuyển đi mà để rác cũng như những vật dụng không cần thiết lại thì sẽ gây phiền phức cho chủ nhà. Ngoài ra, bạn hãy thanh toán hết những khoản tiền phí như tiền điện, gas, nước hay điện thoại.

    Kinh nghiệm khi thuê nhà ở Nhật 2021 – NhatBan.info

    Kinh nghiệm khi thuê nhà ở Nhật 2021

    Người bảo lãnh khi kí hợp đồng thuê nhà là như thế nào? Trong hầu hết mọi trường hợp, khi tìm thuê nhà qua môi giới bất động sản, sẽ bị yêu cầu phải có "bảo lãnh người Nhật". Dưới đây sẽ nói rõ về người bảo lãnh. 

    Điều kiện để làm người bảo lãnh 

    Người bảo lãnh phải là người trưởng thành và độc lập về tài chính, tức là người mang lại thu nhập chính cho gia đình.

    • Người bảo lãnh khi thuê nhà sẽ chịu trách nhiệm với khoản tiền chậm thanh toán. Trường hợp người thuê nhà không trả tiền thuê đúng hạn hoặc làm hư hỏng nhà mà không có tiền sửa, chủ nhà có quyền yêu cầu người bảo lãnh thanh toán các khoản trên. Điều đó có nghĩa là trên pháp luật, người bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ trả các khoản nợ thay cho bạn. Đối với hầu hết học sinh người Nhật, người thân trong gia đình (thông thường là bố) sẽ là người bảo lãnh. Khi học sinh thuê nhà không trả tiền thuê, chủ nhà hay công ty bất động sản sẽ liên lạc với bố mẹ học sinh để yêu cầu thanh toán.
    • Người mà không biết rõ về bạn thì sẽ rất khó làm người bảo lãnh cho bạn. Người bảo lãnh phải chịu những trách nhiệm liên đới về tài chính với bạn, cho nên nếu bạn có nhờ người không biết rõ về bạn làm bảo lãnh thì người đó sẽ khó nhận lời. Vì vậy hãy thử nhờ những người biết rõ về bạn như là giáo viên trường tiếng Nhật hay người bảo lãnh khi vào đại học.

    Phải có người bảo lãnh thuê nhà ở Nhật Bản

    Phải có người bảo lãnh thuê nhà ở Nhật Bản

    • Trường hợp nhà trường đứng ra làm bảo lãnh. Tùy từng trường, nếu tham gia chế độ hỗ trợ tổng hợp nhà ở cho du học sinh người nước ngoài của tổ chức Hỗ trợ học sinh Nhật Bản (JASSO), nhà trường sẽ trở thành cơ quan bảo lãnh cho bạn. Muốn gia nhập chế độ này phải có đủ các điều kiện dưới đây:

    + Trường của bạn phải là thành viên của chế độ hỗ trợ nhà ở cho du học sinh người nước ngoài
    + Bạn phải gia nhập vào bảo hiểm mà chế độ này chỉ định (Phí bảo hiểm 1 năm là 4.000 yên, 2 năm là 8.000 yên). 
    + Chủ nhà đồng ý với việc bảo lãnh theo tổ chức của chế độ này.
     Muốn biết rõ hơn, hãy liên hệ với văn phòng nhà trường.

    • Người bảo lãnh sẽ bảo lãnh cho bạn bằng con dấu thật

    Người bảo lãnh khi đóng dấu vào hợp đồng, có thể bị yêu cầu gửi thêm giấy chứng nhận con dấu. Người Nhật có nghĩa vụ đăng kí thường trú tại quận huyện thành phố nơi lưu trú. Nếu đăng kí mẫu dấu lên cơ quan chức năng ở địa phương nơi đăng kí thường trú, sẽ được cấp cho giấy chứng nhận con dấu. Tuy nhiên, nếu nhà trường làm cơ quan bảo lãnh cho bạn thì không cần giấy chứng nhận con dấu.

    Tư vấn miễn phí

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay
    Zalo chat